NGÀNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC TẠI ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của công nghệ sinh học (CNSH) với một trong những lĩnh vực ứng dụng phát triển mạnh mẽ nhất là CNSH trong y dược. Sử dụng thuốc sinh học trong điều trị với khả năng phát huy tác dụng chọn lọc tại đích, tối ưu hóa hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ đang trở thành xu hướng của y học hiện đại. 

 

Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của công nghệ sinh học (CNSH) với một trong những lĩnh vực ứng dụng phát triển mạnh mẽ nhất là CNSH trong y dược. Sử dụng thuốc sinh học trong điều trị với khả năng phát huy tác dụng chọn lọc tại đích, tối ưu hóa hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ đang trở thành xu hướng của y học hiện đại. Thị trường thuốc sinh học toàn cầu năm 2020 ước tính khoảng 264 tỉ USD và dự kiến sẽ tăng lên tới 856 tỉ USD vào năm 2030. Bên cạnh vị trí dẫn đầu của khu vực Bắc Mỹ trong thị trường thuốc sinh học, Châu Á-Thái Bình Dương đang được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển nhanh nhất trong vòng 10 năm tới. Đặc biệt, trong 2 năm vừa qua, thế giới đã chứng kiến vai trò đặc biệt quan trọng của CNSH trong phòng và điều trị COVID-19.

 

 

Để thích ứng với xu hướng phát triển này, đã có những thay đổi tương ứng về xu hướng đào tạo dược và nghiên cứu đổi mới sáng tạo ở các trường đại học trên thế giới. Mục tiêu của đào tạo và nghiên cứu liên quan đến thuốc sinh học hướng đến khả năng tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm từ nghiên cứu và phát triển thuốc sinh học, đánh giá và quản lý chất lượng, đánh giá và quản lý hiệu quả - độ an toàn, phân phối và hướng dẫn sử dụng sản phẩm thuốc sinh học để đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả.

 

 

Đón đầu xu hướng phát triển này, Trường Đại học Dược Hà Nội, với thế mạnh của trường đại học hàng đầu Việt Nam trong đào tạo và nghiên cứu dược, đã xây dựng một chương trình cử nhân CNSH tích hợp giữa dược học và công nghệ sinh học, định hướng chuyên sâu vào ứng dụng của CNSH trong y dược. Đây là nét độc đáo riêng của chương trình cử nhân CNSH tại Trường Đại học Dược Hà Nội. Với những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên thu được từ chương trình này, sau khi tốt nghiệp, các cử nhân CNSH của trường hoàn toàn có thể tự tin làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, đào tạo, cơ sở xét nghiệm, các cơ quan quản lý và tổ chức quốc tế liên quan tới sinh học, công nghệ sinh học và y sinh học.

 

 

Thông tin về ngành đào tạo:

 

 

Tên của ngành đào tạo:    Cử nhân Công nghệ sinh học

 

 

Mã ngành:                       7420201

 

 

Chỉ tiêu dự kiến:              60

 

 

Mã tổ hợp xét tuyển:        B00 (Toán học, Hóa học, Sinh học)

 

 

Thời gian đào tạo:            4 năm

 

 

Các phương thức xét tuyển (Dự kiến):

 

 

1. Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo QĐ của Bộ GDĐT

 

 

- Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Sinh học, Hóa học, Toán học; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học, Hóa học, Toán học, đã tốt nghiệp THPT.

 

 

Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba tại các Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc gia do Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức, có đề tài thuộc lĩnh vực Hóa học, Hóa sinh, Kỹ thuật Y sinh, Sinh học tế bào và phân tử, Vi sinh, Sinh học trên máy tính và sinh tin, đã tốt nghiệp THPT được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng vào đại học ngành Công nghệ sinh học.

 

 

          Mỗi đề tài chỉ được xét tuyển thẳng một lần cho một tác giả chính. Trong hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng, thí sinh phải nộp bản xác nhận của các đồng tác giả trong đó có các nội dung: (i) Thể hiện rõ việc xác nhận thí sinh là tác giả chính; (ii) Đồng tác giả đồng ý để thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào Trường; (iii) Người hướng dẫn đề tài dự thi xác nhận thí sinh là tác giả chính; (iv) Có chữ ký và đóng dấu xác nhận của lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi công tác của người hướng dẫn.

 

 

          Các thí sinh thuộc đối tượng này phải nộp nội dung đề tài đã dự thi cùng hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng để Hội đồng tuyển sinh Nhà trường xem xét xét tuyển.

 

 

2. Phương thức 2A: Xét tuyển thẳng đối với các trường hợp có chứng chỉ SAT hoặc ACT

 

 

          Thí sinh tốt nghiệp THPT, đạt học lực giỏi 3 năm, kết quả học tập THPT từng năm học của mỗi môn thuộc tổ hợp xét tuyển ngành không dưới 8,0; có chứng chỉ SAT hoặc ACT còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ và đạt từ 1300 đối với CC SAT và 27 đối với CC ACT trở lên được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng.

 

 

          Căn cứ xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT các môn thuộc tổ hợp xét tuyển.

 

 

          Không áp dụng đối với thí sinh là học sinh các cơ sở giáo dục thường xuyên.

 

 

3. Phương thức 2B: Xét tuyển đối với học sinh giỏi các lớp chuyên của Trường THPT năng khiếu/ chuyên cấp quốc gia hoặc cấp Tỉnh/ Thành phố trực thuộc Trung ương

 

 

          Thí sinh cả 3 năm lớp 10, 11, 12 đều là học sinh lớp chuyên Toán, Hóa học, Sinh học của Trường THPT năng khiếu/ chuyên cấp quốc gia hoặc cấp Tỉnh/ Thành phố trực thuộc Trung ương, đạt học lực giỏi 3 năm, tốt nghiệp THPT và kết quả học tập THPT từng năm học của mỗi môn Toán, Hóa học, Sinh học không dưới 8,0 được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

 

 

4. Phương thức 3: Xét tuyển theo kỳ thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

 

 

5. Phương thức 4: Xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022

 

Mọi thông tin chi tiết xin xem tại: Link

 

Tin khác :

ĐẠI HỌC : 024 3826 4465
SAU ĐẠI HỌC : 024 3826 7480