Nội dung hướng dẫn ôn tập thi tuyển sinh chuyên khoa năm 2021

 

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CÁC MÔN THI TUYỂN SINH

DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I, CẤP II NĂM 2021

 

  1. DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

MÔN:  KỸ THUẬT BÀO CHẾ VÀ SINH DƯỢC HỌC CÁC DẠNG THUỐC

  1. Các loại dung môi dùng pha chế dung dịch thuốc và ưu, nhược điểm của chúng.
  2. Ưu, nhược điểm của thuốc tiêm. Ví dụ thuốc tiêm.
  3. Ưu, nhược điểm của các dạng thuốc dùng tại chỗ ở mắt. Ví dụ thuốc nhỏ mắt.
  4. Thành phần của nhũ tương thuốc. Ví dụ nhũ tương thuốc.
  5. Thành phần của hỗn dịch thuốc. Ví dụ hỗn dịch thuốc.
  6. Ưu, nhược điểm thuốc mỡ là gel. Ví dụ gel bôi da..
  7. Kỹ thuật bào chế thuốc mỡ bằng phương pháp hoà tan. Cho ví dụ.
  8. Ưu, nhược điểm của thuốc đặt trực tràng. Ví dụ thuốc đặt trực tràng.
  9. Phân loại và ưu, nhược điểm của viên nén. Ví dụ viên nén.
  10. Mục đích bao viên và ưu, nhược điểm của thuốc bao film (bao màng mỏng). Ví dụ viên bao.
  11. Ưu, nhược điểm bột, cốm pha hỗn dịch uống. Ví dụ bột, cốm pha hỗn dịch uống.
  12. Mục đích đóng thuốc vào nang và ưu, nhược điểm của thuốc nang. Ví dụ thuốc nang.

Tài liệu tham khảo chính:

1. Bộ môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, Tập 1 & 2, NXB Y học.

1. Bộ môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội (2021), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, Tập 1 & 2, NXB Y học.

 

 

MÔN: HÓA DƯỢC

TT

Chương / Nhóm thuốc

Thuốc cụ thể

Ghi chú tài liệu

1

Thuốc an thần, gây ngủ

Dẫn chất barbiturat

Phenobarbital

Hóa Dược I, tr. 26-39

Dẫn chất benzodiazepin

Diazepam, Nitrazepam

2

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid

Aspirin, Paracetamol, Diclofenac

Hóa Dược I, tr. 79-114

3

Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm

Cường giao cảm

Hủy giao cảm

Adrenalin, Ephedrin

Propranolol

Hóa Dược I, tr. 139-174

4

Vitamin

Nhóm các vitamin tan trong nước

Nhóm các vitamin tan trong dầu

Vitamin B1, B6, C

 

Vitamin A, E

Hóa Dược I, tr. 226-271

5

 

Thuốc ức chế tiết acid

Nhóm kháng thụ thể H2

Famotidin

Hóa Dược II, tr. 9-31

Nhóm ức chế bơm proton

Omeprazol/Esomeprazol, Lansoprazol

6

Thuốc điều trị tiểu đường

Nhóm sulfonylurea

Gliclazid

Hóa Dược II, tr. 56-64

Nhóm biguanid

Metformin

7

Thuốc kháng khuẩn quinolon

Ciprofloxacin, Levofloxacin

Hóa Dược II, tr. 78-84

8

Kháng sinh

Penicillin

Cephalosporin

Penicillin G, Amoxicillin, Cefuroxim, Cefotaxim, Ceftriaxon

Hóa Dược II, tr. 102-176

Aminosid

Streptomycin, Gentamicin

Macrolid

Erythromycin

9

Thuốc điều trị lao

 

Phân loại, tên 1 số thuốc

Isoniazid, Rifampicin

Hóa Dược II, tr. 177-187

Ghi chú:

  • Với nhóm thuốc, cần ôn tập phần đại cương: công thức cấu tạo chung hoặc đặc điểm cấu tạo chung (nếu có), phân loại (nếu có), tên các thuốc chính, tính chất lý hóa chung, tác dụng và chỉ định chung.
  • Với từng thuốc, yêu cầu: Phân tích công thức cấu tạo để tìm ra các tính chất lý, hóa học có thể ứng dụng trong pha chế, kiểm nghiệm, bảo quản; tác dụng và chỉ định (câu hỏi thi sẽ cho công thức cấu tạo của từng thuốc).

 

  1. DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

MÔN CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG

1. Các thông số Dược động học

1.1.  Sinh khả dụng tuyệt đối: Định nghĩa, công thức tính, ý nghĩa lâm sàng.

1.2. Sinh khả dụng tương đối: Định nghĩa, công thức tính, ý nghĩa lâm sàng.

1.3. Hiệu chỉnh liều khi suy giảm chức năng thận: Nguyên tắc, các bước tiến hành.

1.4. Thời gian bán thải: Định nghĩa, công thức tính, ý nghĩa lâm sàng.

2. Tương tác thuốc (cơ chế và quản lý tương tác thuốc trên lâm sàng)

2.1. Tương tác thuốc-thuốc ở giai đoạn hấp thu.

2.2. Tương tác thuốc-thuốc ở giai đoạn chuyển hóa.

2.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến hấp thu thuốc dùng đồng thời qua đường tiêu hóa và thời điểm dùng thuốc so với bữa ăn.

2.6. Các yếu tố quyết định thời gian uống thuốc hợp lý.

3. Phản ứng có hại của thuốc

3.1. Định nghĩa, phân loại, các yếu tố liên quan đến sự phát sinh ADR và các biện pháp nhằm hạn chế ADR.

3.2. Cách báo cáo ADR.

4. Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh

4.1. Phân tích nguyên tắc "Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn".

4.2. Phân tích nguyên tắc "Lựa chọn kháng sinh phù hợp với vi khuẩn gây bệnh".

5. Các nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau

5.1. Thuốc giảm đau ngoại vi:

- Phân tích nguyên tắc “Tránh dùng quá mức liều giới hạn” khi dùng thuốc giảm đau ngoại vi.

- Các biện pháp nhằm hạn chế tác dụng không mong muốn gây loét dạ dày tá tràng khi sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

5.2. Thuốc giảm đau trung ương (các opioid):

- Phân loại thuốc giảm đau trung ương thành hai nhóm giảm đau trung ương mạnh và giảm đau trung ương yếu: cơ sở phân loại, ví dụ minh họa.

- Các biện pháp nhằm hạn chế tác dụng phụ không mong muốn gây tón bón và gây buồn nôn/nôn khi sử dụng các thuốc giảm đau trung ương.

6. Các nguyên tắc sử dụng Glucocorticoid  (GC)

6.1. Hiện tượng ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận (trục HPA) và các biện pháp khắc phục tác dụng không mong muốn này khi sử dụng GC.

6.2. Khả năng gây loãng xương và các biện pháp khắc phục tác dụng không mong muốn này khi sử dụng GC.

MÔN CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

  1. Kỹ năng của các nhà quản trị. Yêu cầu về kỹ năng đối với mỗi cấp nhà quản trị.

Vận dụng trong lĩnh vực công tác của học viên.

  1. Chức năng của nhà quản trị: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra. Vận dụng trong lĩnh vực công tác của học viên.
  2. Các mô hình cơ cấu tổ chức: Trực tuyến, chức năng, trực tuyến - chức năng, ma trận. Vận dụng tại đơn vị công tác.
  3. Các bước trong chu trình cung ứng thuốc: Lựa chọn, mua sắm, tồn trữ - cấp phát, sử dụng thuốc. Vận dụng vào thực tế công tác.
  4. Các quy định liên quan tới lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh. Một số vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện
  5. Các văn bản quản lý và một số vấn đề tồn tại liên quan tới hoạt động đấu thầu thuốc.
  6. Phương pháp phân tích ABC/VEN. Ý nghĩa và thực tế vận dụng trong đánh giá danh mục thuốc.
  7. Vấn đề đảm bảo chất lượng thuốc và các văn bản quản lý nhà nước liên quan.
  8. Vấn đề sử dụng thuốc sản xuất trong nước và các văn bản quản lý nhà nước tác động.
  9. Chiến lược phát triển ngành Dược đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
 

Tin khác :

ĐẠI HỌC : 024 3826 4465
SAU ĐẠI HỌC : 024 3826 7480