Nội dung hướng dẫn ôn tập thi tuyển sinh cao học năm 2021

 

 NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CÁC MÔN THI TUYỂN SINH

CAO HỌC NĂM 2021

 

  1. MÔN HÓA HỮU CƠ

Phần I: Đại cương

1.   Hiệu ứng cảm ứng: Khái niệm, phân loại, đặc điểm, ảnh hưởng đến lực acid-base, khả năng phản ứng và chiều hướng phản ứng của hợp chất hữu cơ.

2.   Hiệu ứng liên hợp: Khái niệm, phân loại, đặc điểm, ảnh hưởng đến lực acid-base, khả năng phản ứng và chiều hướng phản ứng của hợp chất hữu cơ.

3.   Đồng phân hình học: Điều kiện để phân tử hợp chất có đồng phân hình học. Các loại đồng phân hình học (E, Z, cis, trans).

4.   Đồng phân quang học: Khái niệm, đồng phân hữu tuyền, đồng phân tả tuyền, hỗn hợp racemic. Điều kiện để phân tử hợp chất hữu cơ có đồng phân quang học. Các chất hoạt quang có carbon bất đối xứng và không có carbon bất đối xứng.

5.   Cơ chế của phản ứng cộng hợp theo cơ chế gốc (AR) và phản ứng thế theo cơ chế gốc (SR).

6.   Cơ chế của phản ứng cộng hợp ái điện tử (AE) và phản ứng cộng hợp ái nhân (AN).

7.   Cơ chế của phản ứng tách loại đơn phân tử (E1) và phản ứng tách loại lưỡng phân tử (E2).

8.   Cơ chế của phản ứng thế ái điện tử (SE) ở hợp chất thơm. Quy tắc thế Hollemann.

9.   Cơ chế của phản ứng thế ái nhân đơn phân tử (SN1) và phản ứng thế ái nhân lưỡng  phân tử (SN2).

Phần II: Các hóa chức

1.   Hóa tính của alkan.

2.   Hóa tính của alken.

3.   Hóa tính của alkyn.

4.   Hóa tính của alkadien liên hợp.

5.   Hóa tính của dẫn chất halogen hóa của hydrocarbon no, mạch hở.

6.   Hóa tính của hợp chất cơ magiesi.

7.   Hóa tính của alcol no mạch hở.

8.   Hóa tính của ether oxyd của hydrocarbon no, mạch hở.

9.   Hóa tính chung và hóa tính phân biệt của amin bậc I, bậc II, bậc III thuộc dãy hydrocarbon no, mạch hở.

10. Hóa tính của acid monocarboxylic no, mạch hở.

11. Hóa tính của các dẫn chất của acid monocarboxylic no, mạch hở.

12. Hóa tính của hydroxy acid no, mạch hở.

13. Hóa tính của amino acid no, mạch hở.

14. Cấu tạo của monosacarid. Hiện tượng đồng phân của monosacarid.

15. Hóa tính của monosacarid.

16. Hóa tính của cyclan. Cấu tạo và hóa lập thể steroid.

17. Hóa tính của hydrocarbon 1 nhân thơm.

18. Hóa tính của monophenol.

19. Hóa tính của monoamin thơm bậc nhất.

20. Hóa tính của hợp chất diazoic.

21. Hóa tính của hợp chất azoic.

22. Hợp chất dị vòng năm cạnh có một dị tố: furan, thiophen, pyrol.

23. Hóa tính của pyridin.

24. Hóa tính của hợp chất aldehyd.

25. Hóa tính của hợp chất ceton.

Phần III: Các bài tập

1.   Dãy chuyển hóa của tất cả các hóa chức hữu cơ.

2.   So sánh lực acid - base của các hợp chất hữu cơ.

3.   So sánh khả năng phản ứng của các hợp chất hữu cơ.

Tài liệu tham khảo chính

1. Bộ Y tế - Hóa học hữu cơ - tập I (2017), Nhà xuất bản Y học.

2. Bộ Y tế - Hóa học hữu cơ - tập II (2015), Nhà xuất bản Y học.

3. Bộ Y tế - Câu hỏi trắc nghiệm Hóa Hữu cơ (2018), Nhà xuất bản Y học.

4. Trần Quốc Sơn, Trần Thị Tửu - Danh Pháp hợp chất hữu cơ (2010), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

 

  1. MÔN TÍCH HỢP HÓA DƯỢC – DƯỢC LÝ

Phần 1. Đại cương về Dược động học và tác dụng của thuốc

1.1. Dược động học

- Hấp thu thuốc: Các đường đưa thuốc vào cơ thể và sự hấp thu của thuốc; thông số dược động học của quá trình hấp thu (diện tích dưới đường cong, sinh khả dụng của thuốc).

- Phân bố: Liên kết của thuốc với protein huyết tương, phân bố thuốc đến các tổ chức, thông số dược động học của quá trình phân bố (thể tích phân bố).

- Chuyển hóa: Ảnh hưởng của chuyển hóa đến tác dụng sinh học và độc tính của thuốc; cảm ứng và ức chế enzyme chuyển hóa thuốc.

- Thải trừ: Thải trừ thuốc qua thận; thông số dược động học của quá trình thải trừ thuốc (độ thanh lọc và thời gian bán thải).

1.2. Tác dụng của thuốc

- Các kiểu tác dụng của thuốc.

- Cơ chế tác dụng của thuốc.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc: tương tác thuốc, trẻ em, người cao tuổi, người mang thai, thời kỳ cho con bú.

- Phản ứng bất lợi của thuốc: Định nghĩa, phân loại, các yếu tố liên quan đến sự phát sinh ADR, các biện pháp hạn chế ADR và xử trí khi nghi ngờ ADR.

Phần 2. Nhóm thuốc và các thuốc cụ thể

2.1. Đặc điểm chung của nhóm thuốc (nếu có)*

- Đặc điểm cấu tạo chung,

- Phân loại,

- Tính chất lí, hóa học,

- Cơ chế tác dụng,

- Tác dụng,

- Chỉ định.

2.2. Thuốc cụ thể

    • Tên quốc tế, tên khác (nếu có)
    • Nguồn gốc,
    • Tính chất lý hoá và ứng dụng trong pha chế, kiểm nghiệm, bảo quản,
    • Dược động học (nếu có),
    • Tác dụng và cơ chế tác dụng,
    • Chỉ định điều trị,
    • Tác dụng không mong muốn,
    • Chống chỉ định,
    • Tương tác thuốc (nếu có),
    • Dạng bào chế và biệt dược thường gặp.

2.3. Danh mục các nhóm thuốc và thuốc cụ thể

TT

Chương

Thuốc cụ thể

Ghi chú

(số thuốc)

1

Thuốc gây mê, gây tê

Thiopental, Lidocain

2

2

Thuốc an thần, gây ngủ

- Nhóm barbiturat*

- Nhóm benzodiazepin*

 

Phenobarbital

Diazepam

 

2

3

Thuốc giảm đau trung ương

Morphin, Codein

2

4

Thuốc giảm đau và thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid*

Aspirin, Paracetamol, Diclofenac,

3

5

Vitamin

Vitamin A, B6, C

3

6

Thuốc tim mạch

 

 

 

- Thuốc ức chế enzym chuyển*

Captopril

 

 

- Thuốc chẹn kênh calci nhóm dihydropyridin*

Nifedipin, Felodipin

6

 

- Thuốc giãn mạch

Nitroglycerin

 

 

- Thuốc lợi tiểu:

 

 

 

+ Thuốc lợi tiểu quai

Furosemid,

 

 

+ Thuốc lợi tiểu thiazid*

Hydroclorothiazid

 

7

Các thuốc kháng H1*

Clorpheniramin, Promethazin, Cetirizin, Loratadin

4

 

8

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng

 

3

 

- Các thuốc kháng H2

Cimetidin

 

 

- Các thuốc ức chế bơm proton*

Omeprazol, Lansoprazol

 

9

Hormon và các chất tương tự

 

 

 

- Hormon sinh dục

Estradiol, Progesteron

 

 

- Hormon vỏ thượng thận*

Hydrocortison, Prednisolon

6

 

- Thuốc điều trị đái tháo đường typ 2:

 

 

 

+ Nhóm sulfonylurea*

Gliclazid

 

 

+ Nhóm biguanid

Metformin

 

10

Thuốc kháng sinh và thuốc kháng khuẩn

 

 

 

- Kháng sinh penicilin*

Penicilin G, Amoxicilin

 

 

- Kháng sinh cephalosporin*

Cephalexin, Cefuroxim, Cefotaxim

 

 

- Kháng sinh aminosid*

Streptomycin, Gentamicin

10

 

- Kháng sinh macrolid*

Erythromycin

 

 

- Nhóm quinolon*

Acid nalidixic, Ciprofloxacin

 

11

Các thuốc điều trị nấm và bệnh do ký sinh trùng

 

 

 

- Thuốc điều trị nấm:

Fluconazol, Amphotericin B

 

 

- Thuốc điều trị bệnh do ký sinh trùng:

 

6

 

+ Thuốc điều trị giun, sán

Albendazol

 

 

+ Thuốc điều trị sốt rét

Quinin, Cloroquin,

 

 

+ Thuốc điều trị lỵ amip và Trichomonas

Metronidazol

 

12

Thuốc điều trị lao

Isoniazid,

Rifampicin

Pyrazinamid

3

Tổng số 12 nhóm thuốc và 50 thuốc cụ thể. Các nhóm thuốc có dấu * là các nhóm thuốc được hỏi trong mục 2.1.

Tài liệu tham khảo chính

1. Hóa Dược I, NXB Y học, 2007.

2. Hóa Dược II, NXB Y học, 2007.

3. Dược lý học tập I, NXB Y học, 2007.

4. Dược lý học tập II, NXB Y học, 2007. 

 

Tin khác :

ĐẠI HỌC : 024 3826 4465
SAU ĐẠI HỌC : 024 3826 7480